Điện năng lượng mặt trời và cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon CBAM

Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU sẽ có hiệu lực trong giai đoạn chuyển tiếp vào ngày 1/10 tới. Trong khi đó, sản xuất sắt thép là một trong những ngành phát thải nhiều carbon nhất lại thuộc phạm vi cơ chế này. Vậy hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành thép sẽ bị ảnh hưởng như thế nào và liệu đây có thể là động lực thúc đẩy “xanh hóa” ngành thép Việt cho phù hợp với mục tiêu “Net Zero” trong dài hạn không?

CBAM sẽ hướng tới việc đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào thị trường các nước thuộc EU, dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất nước sở tại. Bốn nhóm hàng bao gồm: Sắt thép, nhôm, xi măng và phân bón của Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ chịu ảnh hưởng của cơ chế này. Trong đó, các sản phẩm từ sắt thép chiếm 96% giá trị của bốn mặt hàng xuất khẩu này.

Thép, nhôm, xi măng và phân bón là 4 ngành đặc thù sử dụng nhiều điện năng (Ảnh: nguồn internet)

Về bản chất, Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (The EU’s Carbon Border Adjustment Mechanism – CBAM) sẽ đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào thị trường các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU) dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại. Về cơ chế cụ thể, nhà nhập khẩu hàng vào EU theo Cơ chế CBAM đăng ký với cơ quan quản lý trong nước và mua chứng chỉ CBAM. Giá của chứng chỉ dựa vào giá tín chỉ phát thải hàng tuần của Hệ thống thương mại khí thải của Liên minh châu Âu (EU ETS). Nhà nhập khẩu trong EU kê khai hàm lượng phát thải trong hàng nhập khẩu và giao nộp số lượng tín chỉ tương ứng của mỗi năm. Nếu nhà nhập khẩu chứng minh được giá carbon đã được thanh toán khi sản xuất hàng nhập khẩu, lượng phát thải tương ứng có thể được khấu trừ.

Giải pháp tận dụng phương án PPA với chi phí 0 đồng

Một giải pháp có thể là tận dụng phương án hợp tác mua bán điện (PPA) mà không đòi hỏi đầu tư ban đầu hoặc quản lý hệ thống điện. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và mua điện với giá thấp hơn so với giá điện từ EVN (lên tới 40%). Đây là một mô hình linh hoạt đã được triển khai tại Việt Nam bởi Viva Solar và đã được nhiều doanh nghiệp như Minh Long, VP Pharma, Formosa… lựa chọn.

Sử dụng điện mặt trời áp mái vừa không mất tiền đầu tư, vừa giảm tiền điện hàng tháng, vừa giảm phát thải gián tiếp

 

Dưới mô hình PPA, Viva Solar và các Quỹ đầu tư sẽ đầu tư hệ thống điện mặt trời trên mái nhà máy của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ mua điện với giá ưu đãi trong một hợp đồng dài hạn và sau khi hợp đồng kết thúc, họ có thể nhận miễn phí chuyển giao toàn bộ hệ thống. Đây là một giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp giảm phát thải và tối ưu hóa chi phí năng lượng sản xuất.

Ngoài ra, CBAM của EU dự kiến sẽ mở rộng sang nhiều quốc gia khác và thị trường lớn, như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, trong tương lai. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam tham gia thị trường quốc tế ở nhiều ngành khác nhau, như dệt may, nhựa, da giày, gỗ, cần chuẩn bị và thích ứng sớm với xu hướng này để giảm phát thải, bao gồm cả phát thải gián tiếp từ tiêu thụ điện.

Xem toàn bộ nội dung của cơ chế CBAM tại đây 

Các doanh nghiệp quan tâm đến PPA và giải pháp năng lượng sạch có thể liên hệ số hotline

0918 122 182 để được hỗ trợ nhanh nhất.

 

Leave Comments

0918 12 21 82
0918122182